Tại sao chỉ gọi là tiệm cầm đồ mà không phải công ty cầm đồ

LÝ GIẢI LÝ DI VÌ SAO KHÔNG GỌI LÀ CÔNG TY CẦM ĐỒ MÀ LẠI GỌI LÀ TIỆM CẦM ĐỒ

– Cầm đồ là một hình thức kinh doanh dịch vụ, người đứng ra lập cửa hàng cầm đồ cũng phải có giấy phép kinh doanh đàng hoàng được các cơ quan pháp luật chấp nhận và hoạt động làm ăn trên cơ sở uy tín, được pháp luật thừa nhận. Nhưng thường chúng ta chỉ nghe đến cái tên hiệu cầm đồ, tiệm cầm đồ, cửa hàng cầm đồ, mà chẳng bao giờ thấy nói đến công ty cầm đồ. Cho dù một người đứng ra mở mấy cơ sở hiệu cầm đồ trong thành phố, quy mô không phải là nhỏ song nó vẫn chỉ các hiệu cầm đồ. Lí giải cho điều này có lẽ chúng ta chỉ nên hiểu về cách thức hoạt động làm ăn của hiệu cầm đồ khác với cách thức làm ăn mang tính chất quy mô, quy củ của các loại hình dịch vụ khác, và biết được nguyên nhân vì sao không có cái gọi là “ công ty cầm đồ”.
– Người đi cầm đồ chẳng mấy khi được gọi khách hàng mà thường gọi là đối tượng đi cầm đồ. Phải chẳng có một chút phân biệt ở đây. Dù rõ ràng người đi cầm đồ là khách hàng của cửa hiệu.

dichvucamdo003

Ảnh minh họa

– Cầm đồ là kinh doanh dịch vụ nhưng là thứ kinh doanh được đo bằng cả niềm tin, nó không phải là sản phẩm cụ thụ để để chúng ta sờ nắm và sử dụng lâu dài. Bạn mang một món đồ đi cầm nhất là các thiết bị máy móc như máy tính, điện thoại, xe máy…và chủ hiệu cầm đồ cũng chỉ kiểm tra sơ qua, sau đó hai bên làm giấy tờ cam kết lãi xuất và ngày trả nợ là bao nhiêu.
– Nghề cầm đồ mang tính chất may rủi, và pháp luật không phải lúc nào cũng đứng ra bảo vệ quyền lợi cho cả hai quên. Nhiều trường hợp bi hài xảy ra là chủ hiệu cầm đồ cầm được một món đồ hời, có giá trị lớn và khi khách hàng không trả được nợ thì chủ cửa hiệu nghiễm nhiên có được một tài sản có giá trị. Và ngược lại nhiều khi khách hàng cũng đánh lừa chủ cầm đồ, mang hàng đi cầm là nhái, vỏ thì đẹp thì ruột thì hỏng sau khi cầm đồ xong rồi thì thôi bỏ của chạy lấy người.
– Mang tính chất thỏa thuận giữa hai bên là chính. Mặc dù có quy định về cầm đồ, hình thức lãi xuất và trả nợ như thế nào, nhưng điều này chủ yếu vẫn do người đi cầm đồ và chủ hiệu cầm đồ thỏa thuận với nhau. Không có cái gọi là hợp đồng làm ăn cầm đồ, không có cái gọi là bảo hiểm cầm đồ.

Author: Thao Do